1. Tia X là gì?
Hiện nay, trong lĩnh vực y tế đang sử dụng khá phổ biến các nguồn bức xạ để phục vụ việc chẩn đoán, điều trị bệnh như máy X-quang. Tia X hay X-quang là một dạng của sóng điện từ, có bức xạ năng lượng cao. Chụp X-quang tuy không gây nguy hiểm tới sức khỏe con người nhưng tia X rất độc hại nếu chụp X-quang không được tiến hành trong điều kiện an toàn, phòng chụp thiết bị chụp và liều lượng tia không đạt tiêu chuẩn an toàn do Bộ Y tế đưa ra.
Vì tia X được truyền qua cơ thể, chúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta do tiếp xúc với bức xạ. Thời gian quét càng lâu, liều bức xạ chúng ta tiếp xúc càng cao, dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe về sau. Nhiễm tia bức xạ vượt mức quy định có thể dẫn đến nguy cơ 10-20 năm về sau. Tuy nhiên, liều nhiễm xạ từ một lần chụp X-quang rất thấp và còn phụ thuộc vào thế hệ máy cũng như kỹ thuật chụp.
.
2. Bức xạ đến từ đâu?
Bức xạ hầu như có mặt ở khắp nơi. Có hai nguồn bức xạ chính đó là:
- Bức xạ nền tự nhiên: Đến từ Mặt trời (bức xạ vũ trụ), Trái đất (khí Radon), và các chất phóng xạ tự nhiên trong cơ thể con người. Trung bình một người bị phơi nhiễm 3,1 mSv bức xạ nền tự nhiên mỗi năm tùy thuộc vào nơi họ sống.
- Bức xạ phơi nhiễm y tế: Chủ yếu xuất phát từ máy chụp X-quang và chụp CT Scanner
3. Chụp X-quang có làm tăng nguy cơ ung thư không?
Khi tia X hoặc bất kỳ nguồn bức xạ nào đi qua cơ thể sẽ gây tổn hại đến DNA, khiến DNA bị phá hủy trực tiếp bởi bức xạ. Nếu DNA bị hỏng, có thể xảy ra 3 trường hợp sau:
- Tế bào chết: chỉ xảy ra khi dùng bức xạ liều rất cao
- Tế bào tự sửa chữa hoàn hảo: đây là trường hợp phổ biến nhất
- Tế bào tự sửa chữa không chính xác: tuy hiếm gặp song điều này có thể khiến cho một tế bào đột nhiên hoạt động dữ dội hoặc phát triển thành ung thư. Quá trình từ khi tiếp xúc với bức xạ cho đến lúc hình thành căn bệnh ung thư kéo dài đến vài chục năm.
4. Chụp X-quang nha khoa có nguy hiểm không?
X-quang nha khoa là một trong những hình thức xét nghiệm sử dụng liều bức xạ thấp nhất, chỉ khoảng 0,005 mSv/lần. Mức độ này thậm chí còn chưa bằng với lượng tiếp xúc với bức xạ nền tự nhiên một ngày, tương đương với phơi nhiễm phóng xạ từ một chuyến bay ngắn (khoảng 1-2 giờ). Chụp X-quang nha khoa hai năm một lần không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Hơn thế nữa, việc che chắn đúng cách khiến rủi ro tiềm ẩn hầu như không tồn tại.
Tuy lượng bức xạ trong 1 lần chụp X-quang là rất thấp. Nhưng lượng bức xạ nhiễm phải cộng dồn cả đời là con số không hề nhỏ. Vì vậy, phải làm sao để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bức xạ? Đón đọc số kế tiếp của chúng tôi để hiểu thêm về thời gian phơi nhiễm phóng xạ và cách hạn chế tiếp xúc bức xạ.
Bình luận
Hồ Tiến Lộc
Phạm Ngọc Linh
Trịnh Ngọc Quân
Phú Mập
Để lại bình luận